Chứng viêm da trên heo

Bản in

1. HIỆN TRẠNG

Các trại chăn nuôi thường hay gặp tình trạng viêm da trên heo rất khó điều trị, người chăn nuôi thường nghĩ rằng heo bệnh là do:

- Thiếu vitamine A, thiếu kẽm

- Ghẻ, nấm

- Dị ứng …

Nhưng khi xem xét thì cho thấy đã chủng ngừa đầy đủ, đã sát trùng chuồng trại thường xuyên bổ túc kháng sinh, vitamine …

2. NGUYÊN NHÂN

Chủ yếu:

Do nhiễm Circovirus, thường thấy tình trạng viêm da từ sau cai sữa trở đi

Thứ yếu:

Do nhiễm Staphylococcus hyicus, vi khuẩn này gây ra chứng viêm da xuất tiết (GREASY PIG DISEASE - EXUDATIVE EPIDERMITIS) cho heo ngay từ vài ngày tuổi đầu tiên. Nhiễm khuẩn thường kém sau khi da bị trầy, cắn hay bị xước do rơm lót, mùn cưa cứng và bẩn gây tổn thương da

3. TRIỆU CHỨNG

VIÊM DA DO CIRCOVIRUS


 

Viêm da là những giai đoạn bệnh khác nhau do cùng 1 nguyên nhân: nhiễm CIRCOVIRUS

Virus nhiễm rất sớm cho heo sơ sinh nhưng quá trình bệnh lý thường xảy ra muộn: từ sau khi heo cai sữa. Có 2 giai đoạn bệnh:

PMWS (hội chứng còi cọc sau cai sữa) hay xảy ra trong giai đoạn 6 – 9 tuần tuổi

PDNS (hội chứng viêm da – suy thận) gặp trên heo trên 9 tuần tuổi

- Tác nhân gây bệnh chính là PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2 (PCV2)

- Các tác nhân đồng nhiễm như:  PPV (porcine parvovirus), PRRSV (porcine respiratory - reproduction syndrome virus), SIV (swine influenza virus), Mycoplasma spp.; APP, Heamophilus parasuis….

- Bệnh quan trọng không phải là tỉ lệ chết mà là:

+ Giảm nghiêm trọng năng suất chăn nuôi

+ Dẫn đến chẩn đoán lầm với các bệnh khác

+ Tốn kém chi phí

+ Phát sinh thêm nhiều bệnh khác

VIÊM DA TRONG PMWS

Sốt 41 - 42oC, đột tử, có thể xuất hiện những triệu chứng thần kinh.

Sụt cân, hốc hác, lông thô ráp, da tái nhợt thô ráp, xù xì, đóng vảy, đôi khi bị vàng da, chậm phát triển (giai đoạn 6-8 tuần tuổi) và tai bị đổi màu.

Một số trường hợp, bệnh thường kèm với một số triệu chứng về hô hấp (khó thở do viêm phổi) và tiêu hóa (30% trường hợp bị tiêu chảy và loét dạ dày).

Hạch bạch huyết ngoại vi sưng to, đặc biệt là giữa hai chân sau của heo. Nếu khám kỷ thì có thể thấy hạch bẹn sưng lớn như một quả banh golf.


 

Da heo sần sùi, đóng vảy trong PMWS

- Thiệt hại về kinh tế:

+ Giả sử mức độ tổn thương là 25% à  tăng trọng giảm 15%

+ Heo có tăng trọng 700g/ con/ ngày à mất 150g/con/ ngày

+ Trong 3 tháng mỗi heo mất: 90 x 150 = 13.500g ~ 13,5kg

+ Nếu trại có 100 heo thịt à thiệt hại 1350kg

+ Số tiền tổn thất à 45.000/kg x 1350kg = 60.750.000 vnđ

VIÊM DA TRONG PDNS

Thường phát hiện triệu chứng viêm da suy thận (PDNS) trong những đàn bị PMWS.

Tỉ lệ heo cai sữa chết khoảng từ 6-10% nhưng thông thường cao hơn (20%). Tỉ lệ chết ở heo lớn hơn có thể lên đến 10%.

Trên da xuất hiện các dấu đỏ trông như nhũng vết xuất huyết của bệnh dịch tả hay phó thương hàn

Những ca bệnh có thể kéo dài trong một đàn nhiều tháng. Chúng thường đạt đến đỉnh điểm sau 6-12 tháng và sau đó giảm từ từ.

Xác heo gầy và da vàng.

Lách và nhiều hạch bạch huyết sưng to. Tuy nhiên, vẫn phải đặt nghi vấn trong những trường hợp hình ảnh tuyến bạch huyết sưng to.

Thân bị sưng phồng với những đốm trắng nhỏ có thể quan sát bằng mắt từ bề mặt.

Phổi thường dính, có đốm phù nề, có vằn và dai

Ngực, mô và cơ quan ổ bụng bị phù nề hay úng nước.

      

Heo bị đỏ da trong PDNS

VIÊM DA DO Staphylococcus

Bệnh thường thấy ở heo khoảng 7 ngày đến 5 tuần tuổi. Lúc đầu, trên da ở vùng má, mông, đầu gối do cọ hay quỳ xuống nến, xuất hiện những nốt lốm đốm mảnh, nâu nhạt. Trong vòng 3-5 ngày, những nốt này lan ra khắp bụng, nách rồi trở nên thâm tím, có khi đen. Bề mặt da lở loét và bao phủ một lớp dịch rỉ nhờn nhờn, sau đông khô dính bết lông.

Thân nhiệt không tăng và con vật không ngứa gãi.

Viêm lở loét da có khi chỉ một vài đàn, nhưng có khi bị tất cả ở đàn lợn. Heo càng  nhỏ bị bệnh nặng trầm trọng hơn chiếm tới 90% và gây chết.

Những đám lở có thể thấy ở lợn lớn, dịch rỉ nhờn nhờn sau đó loét ở vùng lưng, mông, tai bị teo. Lợn bệnh đau đớn da nhăn nheo, gầy yếu, giảm cân, chết. Bệnh có thể khỏi, song để lại những sẹo lớn trên thân thể.

     

Hình ảnh heo bị viêm da xuất tiết

4. GIẢI PHÁP

TRƯỜNG HỢP NHIỄM CIRCVIRUS

* Giải pháp trước mắt: không mang lại kết quả mong muốn.

- Sát trùng chuồng trại; hạn chế nhập bầy

- Loại bỏ heo quá suy nhược

- Tách riêng heo có dấu hiệu bệnh lý.


 

- Dùng MKV-Growth New + Vimilac Plus 2 trộn vào thức ăn

 

- Tiêm Mekosal + Mekozym + Vitamin ADE

  

- Phòng phụ nhiễm với Cl-Speclinject (hay Erytetrasone hay Spiracolis)

* Giải pháp toàn diện:

- Quản lí trại cai sữa:

+ Khu vực nuôi nái đẻ phải là khu biệt lập

+ Áp dụng cùng vào cùng ra cho heo con mới nhập chuồng.

+ Không nuôi với mật độ cao (duy trì 1m2 dưới 3 con).

+ Tăng độ rộng máng cám (tối thiểu một con 7 cm)

+ Duy trì thông thoáng khí trong trại (NH3 dưới 10ppm, CO2 dưới 15%).

+ Duy trì nhiệt độ tối ưu.

+ Cấm nuôi chung heo con khác nhóm.

- Quản lí trại đẻ:

+ Áp dụng triệt để “cùng vào cùng ra” , sau khi một nhóm đẻ xong phải tiến hành tiêu độc khử trùng.

+ Trước khi bước vào mỗi ngăn chuồng cần sát trùng tay chân người chăm sóc (dùng Thuốc sát trùng chuồng trại – MEKOVET)

+ Dụng cụ thú y, chăn nuôi dùng riêng cho từng ngăn chuồng

+ Trước khi đẻ, phải điều trị bệnh và phòng ngừa kí sinh trùng.

+ Trường hợp nhất định phải ghép bầy heo con thì chỉ nên ghép trong 24h sau khi đẻ.

* Vấn đề chủng ngừa:

- Giải pháp tối ưu là áp dụng chương trình tiêm chủng phù hợp cho đàn nái sinh sản & con: bao gồm phòng các bệnh chính và bệnh đồng nhiễm

- Dùng INGELVAC PRRS MLV (Boerhinger) khống chế PRRS cho đàn nái, tiêm không loại trừ (3 tháng/lần cho năm đầu và 4 tháng /lần cho các năm sau)

- Dùng JXA 1 khống chế PRRS cho heo lứa (tiêm sau cai sữa)

- Dùng SUISHOT CIRCO ONE khống chế Circovirus (tiêm cho nái 3 tuần trước sinh và tiêm cho heo con lúc 20 ngày tuổi)

- Dùng RHINANVAC®CERDOS khống chế đồng nhiễm (lúc 7 ngày tuổi)

TRƯỜNG HỢP NHIỄM Staphylococcus

Tương đối khó trị liệu vì khó tìm kháng sinh thích hợp cho vi khuẩn

Tắm cho heo bằng dung dịch thuốc tím 0,2 – 0,4%, lau khô

Bôi hỗn hợp Kẽm oxyde + bột talc

Kháng sinh ưu tiên chọn là dicloxacillin, hoặc có thể  thay thế bằng Spiramycin

Theo Võ Văn Ngầu (MEKOVET)
Ảnh minh họa: sưu tầm.