Bệnh nấm diều

Bản in

TỔNG QUAN

Nấm diều là một bệnh cơ hội thường gặp trên gia cầm con (bồ câu, gà)

NGUYÊN NHÂN

Tác nhân gây bệnh là nấm men Candia albicans; một loại nấm men sống hoại sinh thường xuyên trên niêm mạc đường tiêu hóa và gây bệnh có tính chất cơ hội khi đáp ứng miễn dịch cơ thể bị suy giảm.      


Candida trong bệnh phẩm


Candida trong môi trường nuôi cấy

DỊCH TỂ HỌC

- Do hệ thống dụng cụ đựng nước và nước uống không được vệ sinh, bị nhiễm nấm.

- Do dùng kháng sinh (loại phổ rộng như cyclines, phenicol, penicilline bán tổng hợp A) trộn thức ăn hay nước uống kéo dài làm cho nấm phát triển ngay trong đường tiêu hóa. Dùng các steroids dài hạn cũng là cơ hội cho nấm phát triển

- Do kế phát một số bệnh đường tiêu hóa.

- Do thức ăn bị nhiễm nấm.

TRIỆU CHỨNG

Gà càng nhỏ tuổi (2 – 4 tuần) tỉ lệ bệnh càng cao và dể thấy dấu hiệu bệnh lý

Với những triệu chứng đặc trưng:

- Nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua

- Kèm theo tiêu chảy phân sống,

- Gà chậm lớn nhưng tỷ lệ chết thấp.

BỆNH TÍCH

- Niêm mạc miệng và thực quản đôi khi cũng loét

- Niêm mạc ở diều dày lên với những mụn hơi trắng. Đôi khi có màng giả ở diều. Trong diều chứa nhiều nước nhầy hôi chua.

- Dạ dày tuyến sưng hoặc xuất huyết niêm mạc. Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng.

- Niêm mạc ruột non cũng bị viêm cata với nhiều dịch nhầy.

   

U hạt nấm trên niêm mạc diều


U hạt nấm trên tiền mề

CHẨN ĐOÁN

+ Căn cứ vào bệnh tích khi mổ khám.

+ Tuy nhiên khi chưa đủ điều kiện kết luận bệnh thì nên phân lập và giám định đặc tính của nấm bệnh.

+ Cần phân biệt với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): gà cũng nôn nước ra liên tục nhưng không có mùi hôi thối; ngoài nôn nước ra gà còn khó thở khò khè. Còn bệnh do nấm Candida thì không thở khó

ĐIỀU TRỊ BỆNH

Nên thực hiện kiên trì và toàn diện

- Cải tạo môi trường chăn nuôi:

+ Chuyển đàn gia cầm sang chuồng nuôi mới đã được tiêu độc kỷ (tối ưu)

+ Dọn dẹp chuồng trại, thiêu hủy chất độn chuồng, sát trùng chuồng trại ít nhất 2 lần (với lần 1 dùng CuSO4  nồng độ 0,5% phun toàn bộ chuồng trại; lần 2 dùng MEKODINE FORT 100 20ml/lít nước phun toàn bộ chuồng trại)

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể:

+ Dùng MEKOZYM + MEKOSAL pha vào nước uống liên tục 1 tuần

+ Dùng MEN TIÊU HÓA trộn vào thức ăn liên tục 1 tuần

+ Khi đàn gà hồi phục dùng MKV-MEKOVIT  pha vào nước uống suốt quá trình nuôi

- Dùng thuốc kháng nấm (chọn dùng một trong các hoạt chất sau):

+ Nystatin: dùng dung dịch hay huyễn dịch 100,000 IU/ml; pha vào nước uống hay trộn vào thức ăn theo liều 1.5ml/kg bw;  dùng liên tục 7 ngày

+ Ketoconazole: dùng theo liều  10 - 20 mg/kg bw  pha vào nước uống hay trộn vào thức ăn dùng liên tục 10 - 15 ngày

MỘT SỐ THUỐC DÙNG CỦA MEKOVET:

 




Theo Võ Văn Ngầu (MEKOVET)
Ảnh minh họa: sưu tầm.