Chứng tiêu chảy trên heo

Bản in
Chứng tiêu chảy trên heo là tình trạng bệnh thường gặp ở mọi phương thức nuôi.

Tiêu chảy trên heo con là một dấu hiệu bệnh lý của các bệnh sau: Hội chứng tiêu chảy thông thường, bệnh cầu trùng, dịch tiêu chảy cấp (PED: porcine epidemic diarrhoea), bệnh viêm dạ dày- ruột truyền nhiễm (TGE: transmissible gastro-enteritis).

Trên heo lớn hơn, còn thấy tiêu chảy khi heo bị mắc các bệnh: hồng lỵ do Serpulina hyodysenteriae (swine dysentery), viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens (Clostridial necrotizing enteritis), viêm hồi tràng do Lawsonia intracellularis (porcine enteropathy / ileitis), bệnh dịch tả (classical swine fever), ...

1. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY THÔNG THƯỜNG (Diarrhoae in baby pig)

Là bệnh cực kỳ phổ biến gặp ở mọi phương thức nuôi. Bệnh ít khi gây chết cho heo nhưng làm giảm năng suất do:
- Giảm thể trọng lúc cai sữa và lúc 60 ngày tuổi.
- Tốn thêm thời gian nuôi (cả heo mẹ)
- Tăng chi phí thuốc thú y
1.1. Nguyên nhân:
rất phức tạp do nhiều yếu tố tạo nên.
Nguyên nhân từ heo mẹ:
- Trong thời gian mang thai: bị bệnh suy dinh dưỡng, sốt bất kỳ. Bệnh truyền nhiễm: dịch tả, phó thương hàn, Aujeszky, leptospirosis, brucellosis, PRRS…
- Trong thời gian nuôi con: do MMA, Sốt hậu sản, Sót nhau …Thay đổi thức ăn.
Nguyên nhân từ heo con:

- Thể chất heo con yếu đuối: Xuất phát từ bệnh của mẹ, từ di truyền.
- Sinh lý và tập tính của heo con: Bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, thích nằm với mẹ, thích nước bẩn và làm bẩn nước.
Nguyên nhân từ ngoại môi:

- Môi trường không phù hợp với yêu cầu của heo con: lạnh, ẩm, dơ bẩn.
- Chăm sóc không đúng quy trình: Thiếu sữa đầu, thay đổi thức ăn đột ngột, bị các stress không cần thiết, thiếu sắt, nước sạch, viatmin A-D.
Một số hình ảnh về chuồng không đạt yêu cầu:

 
Chuồng quá tối

 
Chuồng không ngăn nắp, không dọn dẹp

 
Chuồng quá bẩn

 
Chuồng có vật nuôi khác (Chó)
Một số hình ảnh về chuồng đạt yêu cầu:

 



Máng kim loại và Máng nhựa
Nguyên nhân trực tiếp:
- Các virus: Rotavirus  A.
- Các vi khuẩn: Pathogenic E. coli, Salmonella, Proteus,   Enterobacter…; Staphylococcus aureus,  Streptococcus  faecalis; Clostridium  perfringens type C.
- Một số giun và loài khác: Ascaris, Trichocephalus; Candida
1.2. Dấu hiệu bệnh lý:

Tính chất phân:
Phân không còn khuông, nhão, sệt, loãng. Màu: trắng, xám, vàng, xanh… Mùi: chua, tanh.
Cách bú và ăn uống:
giảm bú, giảm ăn, uống nhiều.
Tổng trang:
Gầy dần, da nhăn, lông dài, thân nhiệt ít khi tăng.


Phân bình thường

 
Dấu hiệu báo tiêu chảy


Sắp tiêu chảy


Phân tiêu chảy


Tiêu chảy do thức ăn


Ngoại hình heo tiêu chảy

2. THÔNG TIN VỀ BỆNH PED
- Là loại bệnh khá phổ biến trên heo; do một coronavirus gây ra (cùng họ với virus TGE).
- Virus tấn công vào hệ nhung mao ruột làm giảm bề mặt hấp thu, dẫn đến thú bị mất nước và mất chất dinh dưỡng.
-  Có 2 chủng virus PED:
+ Chủng PED 1: chỉ nhiễm trên heo trong giai đoạn tăng trưởng
+ Chủng PED 2: nhiễm trên tất cả các loại heo, kể cả heo nái trưởng thành
- Bệnh phát ra trong trại một cách nhanh chóng, từ khi virus xâm nhập đến khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 18 – 24 giờ
- Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn heo trong trại với triệu chứng điển hình là tiêu chảy
- Lây lan chủ yếu là từ các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là xe và người ra vào mua bán heo.
2.1 Triệu chứng

- Tiêu chảy lan rộng trên đàn heo trong trại.
- Dấu hiệu rõ nét trên heo con theo mẹ:
+ Lười bú
+ Phân lỏng, tanh, màu vàng, có sữa không tiêu
+ Ói mữa
+ Sụt cân nhanh do mất nước, heo con thích nằm lên bụng mẹ
+ Can thiệp bằng các thuốc chống tiêu chảy không mang lại hiệu quả

 
  Heo con thích nằm trên bụng mẹ


Heo con gầy trơ xương


Heo con tiêu chảy màu vàng nhạt
2.2. Diến tiến

-   Tỷ lệ - - Tỷ lệ chết của heo con theo mẹ tùy thuộc vào độ tuổi nhiễm bệnh:

 + Nếu heo con mắc bệnh ở độ tuổi 0 – 5 ngày tuổi: tỷ lệ chết 100%.

 + Nếu heo con mắc bệnh ở độ tuổi 6 – 7 ngày tuổi: tỷ lệ chết khoảng 50%.

 + Nếu heo con mắc bệnh ở độ tuổi lớn hơn 7 ngày tuổi: tỷ lệ chết  khoảng 30%

2.3 Bệnh tích
- Xác chết gầy, do mất nước.


- Biến mất tĩnh mạch sữa (milk vein) trên màng treo ruột. Đó là hội chứng giảm hấp nghiêm trọng.


3. VIÊM DẠ DÀY- RUỘT TRUYỀN NHIỄM (TGE)
3.1 Nguyên nhân:

-
Do Coronavirus gây ra (khác chủng loại với virus gây PED)
- Virus tồn tại lâu trong môi trường và chất thải, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng và chất sát trùng.
3.2 Cơ chế truyền bệnh:

- Bệnh xảy ra trên heo con nhỏ hơn 2 tuần tuổi.
- Bệnh lây truyền chủ yếu qua phân, dịch tiết ở mũi, chất ói heo con, qua sữa heo mẹ. Sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa, virus nhân lên ở ruột non ăn mòn lớp vi nhung mao ruột, làm cho ruột mỏng dần, xuất huyết, không tiêu hóa được thức ăn - tiêu chảy.
3.3 Triệu chứng

- Thời gian nung bệnh rất ngắn từ 12 - 36 giờ.
- Heo con ói mửa, tiêu chảy phân lỏng vàng lẫn sữa không tiêu, không sốt.
- Heo con chết sao 3-5 ngày, xác chết gầy ốm.
- Heo nái và heo cai sữa không thấy rõ triệu chứng.
3.4 Bệnh tích
- Ruột căng, đầy hơi
- Thành ruột mỏng, xuất huyết, chứa nhiều chất lỏng thối
- Hạch ruột sưng thủy thủng.
- Viêm dạ dày xuất huyết có cục sữa không tiêu, có thể loét.

 

4. BỆNH CẦU TRÙNG (Coccidiosis)
4.1 Nguyên nhân

- Bệnh cầu trùng heo do ký sinh trùng Isospora suis, thuộc nhóm protozoa nội bào gây ra
- Bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo dưới 2 tuần tuổi.
- Bệnh khá phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém.


Hình noãn nang cầu trùng

4.2 Triệu chứng bệnh:
-
Đầu tiên heo tiêu chảy phân sệt, sau đó trở nên lỏng (có thể lẫn bọt).
- Tiêu chảy kéo dài 5-6 ngày, phân có màu trắng đến vàng, có mỡ hoặc mịn, nhưng cũng có khi có màu nâu nhạt hoặc hơi xám.
- Heo nhiễm bệnh nặng, xù lông, gầy ốm.
- Tỉ lệ chết do bệnh cầu trùng thấp (khoảng 20% heo mắc bệnh) nhưng làm tăng trưởng kém cho heo con cả giai đoạn trước và sau cai sữa.
- Tỉ lệ chết gia tăng khi kết hợp đồng thời với bệnh do E.coli hay các bệnh khác như C. perfringens, rotavirus, adenovirus.


Phân sệt có màu kem bóng


Heo tiêu chảy và gầy rạc

5. CHẨN ĐOÁN
5.1 Phân biệt các bệnh:
là việc làm rất khó khăn.
- Khảo sát và ghi nhận diễn tiến tình trạng bệnh lý trên toàn trại:
+ Tình trạng chuồng trại
+ Quá trình chủng ngừa
+ Ngày tuổi bị bệnh
+ Tỉ lệ bệnh, chết
+ Biện pháp can thiệp đã áp dụng
- Kiểm tra thân nhiệt heo bệnh
- Gởi mẩu phòng xét nghiệm
+ Tìm noãn nang cầu trùng
+ Xác định virus TGEV, PEDV
+ Kháng sinh đồ (chỉ khi cần thiết)
5.2 Điểm phân định

Dấu hiệu
WS
PED
TGE
Cocidiosis
 Tuổi mắc bệnh
Mọi hạng tuổi
Mọi hạng tuổi
Trong 20 ngày tuổi đầu tiên
Sau 1 tuần tuổi
 Tình trạng phân
Loãng =>sệt
Loãng => sệt
Rất loãng
Sệt
 Tỉ lệ bệnh
Rải rác =>  toàn bầy/nhiều bầyToàn bầy => toàn đànToàn bầy
Rải rác => toàn bầy
 Diễn tiến
ChậmNhanhRất nhanh
Chậm
 Mức độ chết
Rất hiếm
Chết nhiều
Chết toàn bầy
Ít chết
 Tiên lượng
Khả quan
XấuBi đát
Tốt

6. XỬ LÝ HEO BỆNH

- Loại trừ nguyên nhân thuận lời: giử ấm, khô, sạch là chuyện hàng đầu
-
Cấp thuốc căn cứ vào tình trạng bệnh:
+ Bù nước và chất điện ly.
+ Giảm nhu động ruột
+ Cân bằng tập đoàn vi sinh đường ruột
+ Trợ lực.
+ Cho thuốc chống cầu trùng.
+ Cấp thuốc kháng khuẩn.

7. THUỐC SỬ DỤNG (Các sản phẩm của MEKOVET)

7.1 Thuốc kháng khuẩn

    * Cho heo mẹ:

    1. CL-ENRO 50 (Chi tiết):



     Enrofloxacin

     Một quinolone thế hệ thứ ba, diệt khuẩn phổ rộng và cả Mycoplasma

     Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, đường hô hấp

     2. CL- FLOR 30 (Chi tiết):

   

     Florfenicol

     Kháng sinh thế hệ mới thuộc nhóm phenicol phổ rộng và có tác dụng lên cả Mycoplasma

    Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, hô hấp

    Thích hợp dùng cho gia súc lớn với liều tiêm cách khoảng 48h

    * Cho heo đang bệnh:

    - Nếu không sốt: chỉ cần cho uống Bye-Cilox, Apracolis, Cl-Amoxcoli, Ampicoli-B.

     1. BYE-CYLOX (Chi tiết):

 

     kết hợp hai kháng sinh (colistin + lincomycin) và probiotic (vi khuẩn lactic + nấm men) cùng với một hệ enzyme tiêu hóa

     Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn Gram dương và Gram âm, loạn khuẩn đường ruột, chứng tiêu hóa kém.
2. APRA-COLIS (Chi tiết)



Kết hợp hai kháng sinh có tác dụng cộng lực với hầu hết các vi trùng gram âm

Apramycin là một kháng sinh bán tổng hợp thế hệ mới thuộc nhóm aminoside

Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm E. coli, bệnh thương hàn, …
      3. CL-AMOXCOLI (Chi tiết)

 

Kết hợp hai kháng sinh có tác dụng cộng lực, có tác dụng với hầu hết các vi trùng gram âm

Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm E. coli, bệnh thương hàn, phó thương hàn

Thuốc đầu tiên nghĩ đến khi nghi ngờ nhiễm trùng Gram -  và ở dạng cấp tính

- Trường hợp đàn vật nuôi đang có bệnh (liên quan) nên cho cả đàn uống

- Những con đang có triệu chứng nên kết hợp tiêm CL-ACIMOXYL
4. AMPICOLI-B (Chi tiết)

 

     Kết hợp hai kháng sinh có tác dụng cộng lực, có tác dụng với hầu hết các vi trùng gram âm

     Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm E. coli.
     - Nếu có sốt: Cho uống như trên và chọn tiêm 1 trong các loại: T.O.D-Fort, Cl-Flordextra, Cl-Acimoxyl
     1. T.O.D-FORT (Chi tiết):



     Kết hợp hai kháng sinh (thiamphenicol + oxytetracycline) có tác dụng hiệp đồng, phổ rộng

     Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn Gram âm, nhiễm khuẩn ruột

     2. Mekoflox 10 (Chi tiết)

   

     Florfenicol

     Kháng sinh thế hệ mới thuộc nhóm phenicol phổ rộng và có tác dụng lên cả Mycoplasma

     Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, hô hấp

     3. CL-ACIMOXYL (Chi tiết):

 

     Amoxicillin

     Kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng, diệt khuẩn mạnh và nhanh

     Sản phẩm có tác dụng lên các vi khuẩn sinh penicillinase

     Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn Gram âm.
     * Sau khi hết bệnh:
bổ sung vào thức ăn với MKV - GROWTH NEW + MKV-MEKOVIT

     1. MKV-GROWTH NEW (Chi tiết):

  

     Là chế phẩm hỗn hợp chứa nhiều loại enzyme thủy phân (dưới dạng cấu trúc đặc biệt), Các khoáng vi lượng hữu cơ và chất acidifier

     - Chế phẩm có tác dụng:
        + Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất

        + Ổn định pH đường ruột

        + Ức chế sự phát triển các vi sinh vật gây hại trong đường ruột
        + Cung đầy đủ vi khoáng dưới dạng hấp thu trọn vẹn
    
- Dùng MKV-GROWTH NEW mang lại kết quả:
       + Ít bệnh tật
       + Giảm FCR
       + Tăng trưởng nhanh
       + An toàn cho môi trường
     2.
MKV-MEKOVIT (Chi tiết):



     - Bổ sung vitamin và acid amin cho heo, gà, vịt, cút.

     - Tăng cường chuyển hóa thức ăn, kích thích ăn nhiều, mau ra lông.hạn chế các bệnh đường ruột như: sình bụng, tiêu chảy.

     - Tăng trọng nhanh, bóng da, mượt lông, đẻ sai, chóng lớn.

     - Giảm còi cọc, tăng tỉ lệ đồng đều và nuôi sống ở gia cầm.

     - Giúp vật nuôi giảm stress, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
7.2 Thuốc kháng cầu trùng (Chi tiết):

 

7.3 Thuốc sát trùng chuồng trại (Chi tiết)

 

8. PHÒNG BỆNH

- Cô lập khu vực chăn nuôi; hạn chế:

  + Tham quan,

  + Các loài vật khác vào chỗ nuôi heo.

  + Ghép bầy.

- Tránh để tiếp xúc giữa các bầy heo con

- Sát trùng hàng ngày khu vực nái nuôi con, các phương tiên phục nái nuôi con, tay chân người chăm sóc heo

- Chủng ngừa đầy đủ và đúng qui trình cho heo mẹ

- Riêng đối với bệnh PED có thể chủng ngừa cho heo mẹ với DS PED PigVac (Daesung Microbilogical Labs - Korea)

- Luôn tuân thủ qui tắc: KHÔ, SẠCH, ẤM cho chuồng nái nuôi con và chuồng heo con

- Heo mẹ trong thời gian mang thai nên dùng MKV-GROWTH NEW trộn vào thức ăn và tiêm thêm ADE.BCOMPLEX - Chi tiết (vào lúc: phối giống, 2 tháng sau phối và lúc hạ sinh): đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho bào thai.



Hỗn hợp đa sinh tố: Thích hợp tiêm bắp.

- Heo sơ sinh nên tiêm sắt (FER-B12 - Chi tiết) theo đúng qui trình.

- Trị và ngừa các bệnh thiếu máu, thiếu sắt ở heo con, dê, cừu, bê, nghé.

- Trị bệnh còi cọc giúp tăng trọng nhanh.

 


- Heo con nên tập ăn sớm với khẫu phần thích hợp có trộn thêm VIMILAC PLUS 2 - Chi tiết

 

   Vimilac-Plus 2: Cung protein có nguồn gốc từ sữa, thích hợp cho quá trình tiêu hóa trên heo con.

Theo Võ Văn Ngầu (MEKOVET)
Ảnh minh họa: sưu tầm.