1. SINH HỌC
- Nòng nọc: 4 tuần (ăn các loài sinh vật phù du).
- Ếch giống: 2 – 20g (ăn côn trùng, giun, ốc).
- Trưởng thành: 200 – 300g sau 8 – 10 tháng (Ếch là loài ăn động vật sống. Con mồi phải di động như các loài côn trùng, giun, ốc…Kích cỡ con mồi thường phải lớn).
- Nhiệt độ opt : 28 – 30 độ C (25 – 32 độ C).
- pH: 6,5 – 8,5.
- Nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp.
2. NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP
* Bệnh truyền lây:
- Bệnh xuất huyết.
- Bệnh viêm gan có mủ.
- Bệnh trùng bánh xe.
- Bệnh giun sán.
* Bệnh không truyền lây
- Bệnh nhiễm trùng ngoài da.
- Bệnh sình bụng.
- Bệnh mù mắt, vẹo cổ.
- Bệnh thân xanh vàng.
- Chứng ăn nhau.
- Chứng chết hàng loạt ở nòng nọc.
2.1. Bệnh xuất huyết
* Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila.
* Triệu chứng:
- Ếch biểu hiện tình trạng buồn rầu, di chuyển chậm chạp, ít hay không phản ứng với tác động xung quanh.
- Không ăn hay ít ăn.
- Có những vết chấm đỏ trên chân, vùng da dưới bụng và mẩn đỏ khắp mình, chân bị sưng, gốc đùi có màu đỏ.
- Khi mổ bụng có tình trạng chảy máu trong và có nước trong ổ bụng, gan có màu đỏ và đọng máu.
Xuất huyết trên da và bắp thịt
* Cách điều trị:
- Chỉ trị được lúc ếch mới phát bệnh không quá nặng.
- Diệt trùng hồ nuôi ngay với MEKOBENXIDE 80 (BKC 80%), MEKODINE - FORT 100.
- Giảm bớt 50% lượng thức ăn.
- Chọn dùng ALBIPEN 5%, CL-AMOXCOLI, ENROMIN - 400, CATAXIM trộn vào thức ăn
- Ngâm ếch trong dung dịch thuốc tím nồng độ 5 - 8ppm (5 - 8gr/1m3 nước) từ 10 - 15 phút để diệt mầm bệnh.
*Phòng bệnh:
- Tốt nhất là nước nuôi luôn luôn sạch bằng thay nước thường xuyên. Không nuôi với mật độ quá dầy.
- Dùng APRA-COLIS trộn vào thức ăn.
2.2. Bệnh viêm gan có mủ
* Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella sp gây ra.
* Dấu hiệu:
- Ếch bỏ ăn, ốm, ít hoạt động.
- Xuất hiện những đốm trắng li ti trên gan.
* Điều trị: Dùng thuốc như trong bệnh xuất huyết.
2.3. Bệnh trùng bánh xe
Trùng bánh xe dưới kính hiển vi
* Nguyên nhân:
- Bệnh do ký sinh trùng Trichodina gây ra.
- Nhưng thường xảy ra khi nguồn nước nuôi bị bẩn.
* Triệu chứng:
- Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn nòng nọc.
- Khi mắc bệnh, trên màng vây và đuôi của nòng nọc xuất hiện những điểm màu trắng bạc, bơi ngắc ngoải và cựa quậy liên tục.
- Ếch sẽ bỏ ăn và chết hàng loạt.
* Điều trị:
- Vớt những con bị bệnh ra chậu riêng để điều trị.
- Sát trùng bể nuôi với CuSO4 (3g/m3 nước) và thay bằng nước sạch.
- Tắm nòng nọc bệnh bằng CuSO4 với lượng 4 - 5g/m3 nước. Không nên ngâm quá 2 giờ. Khi thấy chúng hoạt động bình thường trở lại thì vớt ra ngay.
- Nòng nọc chưa bệnh cho tắm bằng nước muối nồng độ 2% (hoà 20 gam muối /1 lít nước) trong 5 - 10 phút.
- Thả nòng nọc trở lại chỗ nuôi đã thay nước mới.
* Phòng bệnh
- Sát trùng bể nuôi trước khi thả nòng nọc (CuSO4).
- Mật độ nuôi vừa phải.
- Thay nước bể nuôi hàng ngày (giảm chất hữu cơ).
2.4. Bệnh giun sán:
* Nguyên nhân: Do các lọai sán lá, sán dây và giun tròn gây ra.
* Triệu chứng:
- Ếch ăn nhiều nhưng lớn chậm, sau đó biếng ăn rồi chết.
- Tìm thấy giun sán trong ruột.
*Điều trị:
- Tẩy giun và sán dây với ASCAREX D (0,2% trong thức ăn).
- Nếu có sán lá thì dùng thêm praziquantel.
2.4. Bệnh nhiễm trùng da:
* Nguyên nhân:
- Vận chuyển ếch để bị trầy sước.
- Nước nuôi dơ bẩn làm ếch bị nhiễm khuẩn.
* Triệu chứng: Ếch ốm yếu, da bị lở loét.
* Điều trị:
- Làm vệ sinh hồ nuôi, thay nước thường xuyên, cho ăn thức ăn trộn Oxytetraciline 2 – 3 gr/kg thức ăn cho ăn liên tục 7 ngày.
2.4. Bệnh sình bụng:
Ếch bệnh bụng phình to
* Nguyên nhân: Thức ăn không tiêu, ếch ăn quá nhiều, hoặc thức ăn bị ôi chua.
* Dấu hiệu bệnh lý:
- Bụng ếch bị trương phình ếch nằm yên một chỗ.
- Ruột sưng và mỏng, bên trong có dịch lỏng trong lẫn với cặn thức ăn không tiêu và có mùi thối.
* Cách giải quyết:
- Ngưng cho ăn một hai ngày hoặc giảm lượng thức ăn xuống.
- Làm vệ sinh chỗ nuôi.
- Thêm vào thức ăn VIMILAC + APRA-COLIS.
2.5 Chứng viêm đường ruột:
Ruột lòi ra khỏi lổ huyệt
* Nguyên nhân: Do nhiễm protozoa.
* Triệu chứng:
- Ếch biếng ăn, gầy ốm.
- Có dấu hiệu ruột lòi ra lổ huyệt.
* Cách điều trị:
- Vệ sinh bể nuôi và xử lý nước nuôi hàng tuần với MEKODINE FORT - 100 để giảm lượng mầm bệnh có trong bể.
- Dùng tinidazole liều lượng 2 - 3 g/1kg thức ăn cho ăn liên tục trong 2 - 3 ngày.
2.6. Bệnh mù mắt, vẹo cổ:
Sống cổ bị cong, mắt bị đục
* Nguyên nhân:
- Chưa biết rõ.
- Có liên quan đến hiện tượng đồng huyết.
* Triệu chứng:
- Thường có ở ếch từ 50 con/kg trở lên.
- Ếch bị bệnh nằm ngửa bụng.
- Có dấu hiệu quay cuồng, cổ vẹo.
(Phân biệt khi ếch bị xót mắt ngộ độc do hàm lượng vôi trong hồ cao mắt bị màng mờ trắng và thân mình nằm bơi nghêng, trường hợp này nhanh chóng cho nuôi trong nước sạch và rửa hồ ngay)
* Điều trị:
- Cách ly con bị bệnh ra riêng.
- Khử trùng hồ nuôi bằng thuốc tím 4 – 6 g /m3 nước, tạt khắp nơi trong bể liên tiếp trong 3 - 4 ngày.
- Hòa trộn MEKO.FLOR 20% + VIMILAC với thức ăn để phòng phụ nhiễm, tăng khả năng tiêu hoá.
* Phòng bệnh:
- Nên tránh mua ếch bố mẹ, ếch giống từ các trại có quá khứ đã xảy ra bệnh này.
- Khi nhân giống nên tổ chức quản lý tốt để tránh đồng huyết.
2.6. Bệnh thân xanh, vàng:
Da ếch vàng, da vùng mặt xanh lục
* Nguyên nhân: Bệnh phát sinh do nước có pH quá thấp (4,5 – 5,7).
* Triệu chứng: Màu da ếch trở nên vàng tái và đôi chỗ da ếch bị bung ra có thể thấy quầng màu trắng thành từng vùng trên khắp thân ếch.
màu trắng thành từng vùng trên khắp thân ếch.
* Cách điều trị:
- Điều chỉnh độ pH trong nước duy trì ở mức trên 6,8 hay gần 7 là tốt nhất.
- Dùng vôi bột trắng hòa tan trong nước điều chỉnh cho phù hợp.
- Nên thường xuyên kiểm tra độ pH của nước.
2.7. Chứng ăn nhau:
* Nguyên nhân:
- Kết hợp nhiều yếu tố.
- Nuôi với mật độ cao.
- Thức ăn không đủ (cả chất và lượng).
- Trong đàn ếch có sự chênh lệch lớn về kích cỡ.
* Giải pháp:
- Thả nuôi với mật độ vừa phải.
- Tính toán lượng thức ăn sao cho ếch đủ no, đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng và chia thành nhiều lần ăn trong ngày , rải thức đều khắp mặt nước
- Bổ sung MKV-GROWTH FOR FISH + MKV - MEKOVIT.
- Phân đàn theo thể trọng.
2.8.8 Chết hàng loạt (nòng nọc)
* Nguyên nhân:
- Rất dể gặp hiện tượng này khi nòng nọc chuẩn bị mọc hai chân trước.
- Nòng nọc chết hàng loạt do chân trước không phát triển được (có lẽ do thức ăn không cung đủ dưỡng chất).
* Giải pháp:
- Thức ăn nòng nọc nên bổ sung lòng đỏ trứng (1 quả/kg thức ăn) + CEVIMIX 10% + VIMILAC + MKV - NEW GRO SHRIMP.
- Khi nòng nọc mọc đủ 2 chân sau thì bớt dần trứng gà và VIMILAC.
3. Tổng hợp về cách phòng bệnh:
- Chọn ếch giống cỡ 100 – 150 con/kg (6 – 10 g/con).
- Trong bầy chỉ tuyển khoảng 60 – 70% ếch con đạt để nuôi.
- Tránh để đồng huyết.
- Vận chuyển ếch đúng cách.
- Môi trường nước nuôi không bị ô nhiễm.
- Kiểm sóat chất lượng nuớc hàng ngày và xử lý kịp thời khi phát hiện khi tình trạng nước xấu đi.
- Vệ sinh thu dọn hết chất thải, thức ăn dư thừa.
- Sát trùng nơi nuôi ếch hàng tuần.
- Bổ sung thêm dưỡng chất vào thức ăn.
4. Sản phẩm CTCP Dược Thú Y CAI LẬY - MEKOVET dùng cho ếch bệnh:
4.1 Thuốc sát trùng
4.2 D.M.C:
Chứa đồng sulfate, có tác dụng diệt ngoại ký sinh trùng, tảo, sát trùng nước.
- Bổ túc đầy đủ dưỡng chất cho nòng nọc.
- Giúp tăng trưởng nhanh, giảm ăn thịt lẫn nhau, giảm chết hàng loạt.